Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là cái cốt lõi gắn liền với công ty. Vậy thì muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì điều đâu tiên là phải hiểu được giá trị của doanh nghiệp là gì. Văn hóa doanh nghiệp là một biện pháp Marketing nội bộ cho nhân viên. Nhưng đồng thời cũng là cách mà một doanh nghiệp quy hoạch hoạt động để trở thành một môi trường chuyên nghiệp hơn. Ở đây chúng tôi không làm như thế. Chúng tôi sẽ làm như này. Đây là hai câu nói quen thuộc khi bạn đến bất kỳ nơi nào có lối sống khác với cách ứng xử hằng ngày của bạn.

Văn hóa doanh nghiệp cũng là xây dựng một nền văn hóa mini trong một cộng đồng bao gồm những nhân viên công ty. Xây dựng những thước đo tiêu chuẩn không hề dễ dàng. Một nền văn hóa được xây dựng từ hàng nghìn năm để cho ra những bộ quy tắc ứng xử nhất định. Vậy thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một điều thực sự dễ dàng.

Tầm nhìn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn là viễn cảnh trong tương lai xa mà bạn nghĩ nó sẽ thực sự xảy ra lúc ấy. Bạn muốn tạo ra một viễn cảnh mà tầm nhìn của bạn nhìn thấy hay là cảm nhận được. Từ điều này có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn và cả những mục tiêu cụ thể hơn. Định hướng cho những bước đi rõ ràng hơn trong tương lai khi bạn muốn viễn cảnh ấy thực sự xảy ra.

Tầm nhìn của một doanh nghiệp về tương lai xa cũng chính là định hướng của văn hóa doanh nghiệp trong đấy. Điều này dễ dàng nhìn thấy hơn khi đối chiếu với các tổ chức phi lợi nhuận. Hiệp hội Alzheimer thì có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer”. Hoạt động vì mục đích chung và những quy tắc để hoạt động hướng đến cái mục đích đấy chính là nền tảng cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Vị trí của thực tiễn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thực tế cho thấy mọi giá trị của doanh nghiệp sẽ trở nên ít quan trọng hơn trong thực tiễn. Trừ khi giá trị được thực sự tôn trọng và để tâm đưa lên hàng đầu. Hãy tôn trọng những giá trị mà bạn tuyên bố trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp thực sự tôn trọng giá trị mà họ tuyên bố. Đồng nghĩa với việc toàn thể mọi người trong doanh nghiệp dù ở bất kỳ tình huống nào cũng phải tôn trọng giá trị của doanh nghiệp trước khi nghĩ đến những điều gì khác.

Đưa ra một giá trị phù hợp với tình hình của doanh nghiệp chứ không phải đưa ra những giá trị khống cho có và bắt buộc nhân viên phải làm theo. Như thế thì cho dù có làm theo cũng chỉ là đối phó cho có chứ không thể chung sức xây dựng được. Nếu một doanh nghiệp có giá trị khá thấp thì nhiệm vụ đầu tiên của mỗi người là nâng cao giá trị doanh nghiệp để hướng tới những mục tiêu hoàn hảo hơn chứ không phải cái gì cũng được.

Các giá trị đưa ra cũng phải phù hợp phần nào đó với thực tiễn. Để không phải bị đối chọi gay gắt thực tiễn thì mọi hoạt động mới có thể diễn ra. Đừng quá mơ mộng về một tương lai quá xa mà hãy đưa ra những giá trị để doanh nghiệp có thể vừa thỏa mãn thực tiễn vừa có thể tiến xa hơn với giá trị đang xây dựng.

Con người

Con người là nhân tố quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi người đều có ý chí sống của riêng bản thân khác nhau. Đương nhiên sẽ có những nhu cầu khác nhau chứ không thể giống nhau hoàn toàn. Con người là nhân tố thực hiện xây dựng giá trị cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Chia sẽ những giá trị đó cũng là mong muốn của từng người khi bắt tay vào xây dựng. Cái đấy là động lực để có thể cố gắng hết sức. Và đương nhiên là nhân tố con người phải phù hợp. Sự phù hợp ở đây là phù hợp về tư tưởng, ý chí cá nhân hướng tới giá trị doanh nghiệp hay đơn giản chỉ là phù hợp phong cách làm việc. Thiếu một người không ít mà thêm một người cũng không nhiều. Nhiều hay ít nên chăng là cái họ thực sự mang lại cho toàn cái đoàn thể doanh nghiệp. Họ có thể hòa chung vào cái đoàn thể đó và giúp nó phát triển hay không.

Lựa chọn những con người phù hợp, thích hợp và mong muốn được đóng góp vào giá trị của doanh nghiệp chứ không phải những người cực kỳ tài giỏi nhưng lại có những tư tưởng khác. Lẽ đương nhiên chúng ta cần phải quan tâm đến nhân tố con người này nhiều hơn. Là trọng điểm trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ văn hóa doanh nghiệp

Môi trường làm việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp

Nhân tố con người là nhân tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhưng môi trường mới chính là nơi tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là tiền đề để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chính cái môi trường làm việc đấy lại khiến cho nhân tố con người có thể thỏa mãn và phát huy đến tận cùng khả năng của bản thân. Khi nhân tố con người được thỏa mãn, không gì họ không làm được. Một câu nói rất hay là: “Người làm sếp tốt không phải là người ép được nhân viên phải bán mạng cho mình. Mà là làm cho nhân viên tình nguyện bán mạng cho mình.”

Bạn xây dựng môi trường làm việc thỏa mãn con người, con người sẽ cháy hết mình khi có thể được làm việc trong một môi trường mà bản thân cảm thấy không có gì bất mãn. Dù một vài điều có thể cảm thấy hơi không tương thích. Nhưng phải là những vấn đề có thể cho qua. Khi đấy thì văn hóa doanh nghiệp sẽ được nhân tố con người xây dựng trên chính cái môi trường mà bạn tạo ra đó.

Posted in Nhân Sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *