Quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả?

Thuật ngữ “quản lý doanh nghiệp” là một thuật ngữ rộng – rộng đến mức nó đã trở thành một ngành học riêng trong các trường đại học, cao đẳng và có tên gọi khác là quản trị kinh doanh. 

Quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản lý doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan, chẳng hạn như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng.

Quản lý doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị từ kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả  và việc công bố thông tin công ty.

Thế nào là nhà quản lý doanh nghiệp? 

Người quản lý doanh nghiệp đối với công ty, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của công ty.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại hình công ty mà người quản lý doanh nghiệp được quy định khác nhau có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Giám đốc, tổng giám đốc…

Chức năng của quản lý doanh nghiệpphải đảm bảo được 4 chức năng cơ bản: Chức năng kế hoạch và dự báo, Chức năng tổ chức thực hiện, Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh. Các chức năng này bắt buộc phải có mối quan hệ chặt chẽ trong một hệ thống quản trị thống nhất. Trong quản trị doanh nghiệp, các chức năng này cần được thực hiện một cách đồng bộ và phù hợp tạo ra sự cộng hưởng nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liên tục và không ngừng phát triển, đạt được những mục tiêu chung đã đề ra.

Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp hiệu quả?

Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là quy mô nhỏ, quy mô siêu nhỏ, quy mô lớn hay kinh doanh trực tuyến đều không thể hoạt động nếu không có sự quản lý phù hợp về thời gian, nguồn nhân lực, tài chính, tiền bạc, công nghệ cập nhật, ý tưởng mới và sáng tạo và hợp tác giữa mọi thứ được đề cập.

Hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể

Hoạch định chiến lược là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vạch ra những hoạt động thiết thực, cụ thể để đạt được mục tiêu, sứ mệnh đã đặt ra.

Một chiến lược cụ thể, rõ ràng và khoa học sẽ giống như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Toàn bộ nhân viên, các cấp quản lý sẽ theo dõi và bám sát chiến lược này để thực hiện công việc của mình một cách kỷ luật, chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung, sứ mệnh chung cho toàn doanh nghiệp.

Tổ chức và phân công công việc cho các bộ phận, nhân viên một cách hợp lý

Chiến lược đã vạch ra của doanh nghiệp sẽ được thực hiện hiệu quả khi người lãnh đạo biết cách phân công và sử dụng nhân lực hợp lý. Mỗi nhiệm vụ, chức năng cụ thể sẽ được phân công cho mỗi bộ phận, phòng ban và nhân viên một cách phù hợp, đảm bảo phát huy tối đa năng lực và điểm mạnh của mỗi cá nhân.

Muốn vậy, người quản trị phải hiểu rõ và đánh giá một cách đúng đắn trình độ, năng lực của các nhân viên.

Một nhà lãnh đạo giỏi không phải là người có thể ôm đồm tất cả mọi việc trong doanh nghiệp, mà là người biết nhìn người, biết trao quyền và giao việc cho đúng người. Những người có năng lực sẽ được trao quyền rộng hơn, đảm nhiệm nhiều công việc hơn và giữ vai trò quan trọng với doanh nghiệp.

Tuy nhiên sau khi trao quyền, lãnh đạo cũng cần theo dõi và đánh giá kết quả làm việc, báo cáo của các nhân viên để có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động công việc của họ.Nắm bắt và kiểm soát chặt chẽ các thông tin trong doanh nghiệp.

Kiểm soát tài chính

Quản lý tốt tài chính là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và thông suốt vì tài chính là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề, cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng, những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để kiểm soát tài chính, doanh nghiệp cần tổng hợp và lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về: tình hình thu chi, tình hình ngân sách, doanh thu, lợi nhuận, công nợ,…..

Có kế hoạch và giám sát dòng tiền chặt chẽ. Lập các báo cáo và thường xuyên theo dõi các báo cáo tài chính để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Kiểm soát hàng hóa

Số lượng hàng hóa tăng hay giảm sẽ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như: cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng, chất lượng của hàng hóa và giá bán.

Việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa sẽ giúp lãnh đạo quản lý và phân tích được các lý do, nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa tăng hay hàng hóa giảm.

Từ đó, đánh giá tình hình và kịp thời đưa ra các phương án điều chỉnh trong sản xuất, bán hàng để kinh doanh có hiệu quả, tránh thua lỗ.

Kiểm soát nhân sự

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong mỗi tập thể, tổ chức. Vì vậy, kiểm soát tốt nhân sự cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nếu muốn quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Kiểm soát tốt nhân sự thể hiện ở việc nắm rõ tình hình biến động nhân sự tại doanh nghiệp, thực hiện tốt các nghiệp vụ liên quan đến nhân sự, từ quá trình tuyển dụng, tiếp nhận nhân viên cho đến quản lý thông tin nhân viên, hợp đồng nhân viên, lương, thưởng, bảo hiểm cho nhân viên, xây dựng các chương trình đào tạo để phát triển đội ngũ nhân viên lớn mạnh.

Kiểm soát tồn kho

Hàng tồn kho sẽ trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nếu như không được quản lý hiệu quả. Việc thiếu hay dư thừa hàng tồn kho đều là gánh nặng cho doanh nghiệp.

Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải kiểm soát tối đa lượng hàng trong kho, bao gồm các thông tin liên quan đến: số lượng, mẫu mã, hạn dùng,…. tránh tình trạng phải tiêu hủy hàng tồn kho do quá hạn.

Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho còn giúp cho lãnh đạo có chính sách nhập hàng phù hợp, tránh tình trạng không có đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu khách hàng, hạn chế tồn đọng vốn.

Kiểm soát năng suất làm việc của nhân viên

Để biết được doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không, cấp quản lý cần phải nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên trong bộ phận của mình.

Nhân viên đó đang thực hiện những công việc gì, hiệu quả công việc ra sao, thái độ làm việc như thế nào, thời gian làm việc có đảm bảo hay không,…. là những thông tin mà người quản lý cần nắm được để đánh giá năng suất làm việc của nhân viên.

Việc nắm được năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên còn giúp cho lãnh đạo đưa ra các quyết định khen thưởng, khuyến khích hay kỷ luật một cách nghiêm minh, đảm bảo tính công bằng và kích thích tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên.

Hợp thức hóa quản lý doanh nghiệp với phần mềm

Kể từ khi phát minh ra chiếc điện thoại thông minh và các ứng dụng, các công ty đã và đang tạo ra các công cụ đưa vào hoạt động kinh doanh, giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. 

Doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp có thể hỗ trợ một số tính năng như: lưu trữ, quản lý các thông tin dữ liệu, phân tích và hỗ trợ lập các báo cáo, theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp,… Một hệ thống quản lý doanh nghiệp gồm rất nhiều phân hệ tương ứng với từng quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp và được liên kết chặt chẽ với nhau. 

Fast Business Online (FBO)là giải pháp ERP tổng thể, bao quát hầu hết các tác nghiệp của các phòng ban nghiệp vụ, từ tài chính kế toán, mua-bán-tồn kho, đến quản trị sản xuất, quản trị nhân sự và quản trị quan hệ khách hàng.

Một số lợi ích mà phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) Fast Business Online đem lại: 

  • Rút ngắn khoảng cách thông tin
  • Quản lý tổng thể
  • Xử lý nhu cầu phức tạp
  • Tiết kiệm nguồn lực

FAST có hơn 23 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển và tư vấn ứng dụng các giải pháp phần mềm phục vụ doanh nghiệp. Hiện nay, FAST đã có 21.000 khách hàng tin dùng các sản phẩm, trong đó 1.300 doanh nghiệp đã triển khai thành công giải pháp ERP Fast Business Online. 

[Đăng ký dùng thử miễn phí]

Nguồn: Tổng hợp

Hướng dẫn này để viết một kế hoạch kinh doanh sẽ phác thảo những phần quan trọng nhất và những gì cần được đưa vào một kế hoạch hiệu quả.

Kế hoạch kinh doanh: Hướng dẫn từng bước

Kế hoạch kinh doanh vốn là chiến lược. Bạn bắt đầu ở đây, ngày hôm nay, với các nguồn lực và khả năng nhất định. Và bạn muốn đến đó, một điểm trong tương lai (thường là từ ba đến năm năm), lúc đó doanh nghiệp của bạn sẽ có một bộ tài nguyên và khả năng khác nhau cũng như khả năng sinh lời cao hơn và tăng tài sản. Kế hoạch của bạn cho thấy bạn sẽ đi từ đây đến đó như thế nào.

Hướng dẫn này để viết một kế hoạch kinh doanh sẽ phác thảo những phần quan trọng nhất và những gì cần được đưa vào một kế hoạch hiệu quả.

Trước khi viết kế hoạch của bạn

  • Kế hoạch của bạn nên kéo dài bao lâu?
  • Khi nào bạn nên viết nó?
  • Ai cần một kế hoạch kinh doanh?
  • Tại sao bạn nên viết một kế hoạch kinh doanh?
  • Xác định mục tiêu và mục tiêu của bạn
  • Phác thảo nhu cầu tài chính của bạn
  • Lập kế hoạch những gì bạn sẽ làm với kế hoạch của bạn
  • Đừng quên tiếp thị

Viết kế hoạch kinh doanh của bạn

  • Cách viết một kế hoạch kinh doanh
  • Thành phần của một kế hoạch tiếp thị
  • Cập nhật kế hoạch kinh doanh của bạn
  • Tăng cường kế hoạch kinh doanh của bạn

Công cụ kế hoạch kinh doanh

  • Phần mềm kế hoạch kinh doanh
  • Sách và hướng dẫn sử dụng
  • Mẫu kế hoạch kinh doanh
  • Kế hoạch kinh doanh mẫu

Nguồn: Entrepreneur

Cách nhận biết doanh nghiệp rủi ro cao về thuế

Cách nhận biết doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Rủi ro cao về thuế không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp mà còn tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực, thậm chí là cả nền kinh tế. Làm cách nào để nhận biết doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC: Các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong những dấu hiệu sau đây:

  1. Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất như: Nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
  3. Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
  4. Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
  5. Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định:
    • Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh;
    • Nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế;
    • Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.
  6. Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
  7. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
  8. Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.

Luật doanh nghiệp 2020: 5 thay đổi quan trọng

Luật Doanh nghiệp 2020: 5 thay đổi quan trọng

Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01-1-2021) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa XIV ngày 17-6-2020. Luật Doanh nghiệp 2020 có một số thay đổi quan trọng đáng chú ý như sau:

1. Không cần thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp trước khi dùng
Theo Luật doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Ban hành luật riêng cho 50 triệu hộ kinh doanh
Theo tìm hiểu, hiện có khoảng 05 triệu hộ kinh doanh nhiều gấp 05 – 06 lần số doanh nghiệp.
Bản chất hoạt động, cách thức và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với doanh nghiệp, theo đó, không đưa hộ kinh doanh vào đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 mà sẽ ban hành một Luật riêng để điều chỉnh về đối tượng này.
Đồng thời, trong thời gian chờ đợi Luật, Chính phủ sẽ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh.

3. Thay đổi vốn điều lệ trong doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.
Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 sửa đổi các khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước khác nhau.

4. Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp sửa đổi còn bổ sung thêm 01 đối tượng khác không được thành lập và quản lý doanh nghiệp: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

4. Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông
Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 đã bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng tại khoản 2 Điều 114 Luật hiện hành để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có được đổi mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động hay không?

Doanh nghiệp có được đổi mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động hay không?

Mã số thuế là gì? 

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Doanh nghiệp có được đổi MST hay không? 

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định:

Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh.

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

9. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì mã số thuế cũng chính là mã số doanh nghiệp. Mà luật có quy định thì mã số doanh nghiệp sẽ không bị thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và mã số đó cũng không được sử dụng để cấp lại cho cá nhân, tổ chức khác. Vậy nên mã số thuế của doanh nghiệp cũng không được thay đổi.
>>> Xem thêm thông tin về phần mềm ERP



Áp Lực Cuối Năm Và Vai Trò Của Giải Tỏa Tâm Lý Đối Với Nhân Viên

Việt Nam là một nước châu Á và văn hóa có nhiều đặc trưng khác biệt so với các nước châu Âu. Khác với các nước châu Âu hay Mỹ. Xem trọng ngày giáng sinh và có kỳ nghỉ lễ dài từ giáng sinh đến hết tết dương lịch. Sau đó thì sẽ trở lại làm việc ngay lập tức. Người Việt chúng ta lại có những ngày tết Nguyên Đán với rất nhiều tập tục truyền đời. Càng đến tết, áp lực càng gia tăng khi vừa phải lo lắng cho kết quả làm việc cuối năm dương lịch. Vừa phải chuẩn bị cho việc đón tết nguyên đán sung túc. Việc stress là không thể nào tránh khỏi của mọi nhân viên hay bất kì cá nhân nào. Kể cả sếp.

Đừng để dịp cuối năm trở thành stresss ăn mòn bạn và cả nhân viên của bạn

Stress là điều tất yếu khi một cá nhân suy nghĩ quá nhiều hoặc lo lắng quá nhiều về một điều gì đó. Những người bị stress cảm thấy bị căng thẳng, bức rứt và khó chịu trong tâm lý. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc cũng như sức khỏe của người bị ảnh hưởng.

Khi cuối năm đến, sếp thì phải lo lắng về báo cáo kinh doanh đến sếp cao hơn. Sếp cao hơn lại phải lo lắng báo cáo tài chính cho cơ quan chính quyền. Các sếp còn đều phải chịu áp lực thì số phận nhân viên sẽ trôi dạt  về đâu. Không chỉ phải giải quyết công việc mà còn phải đảm bảo sự thăng bằng cho tâm lý cũng như sức khỏe.

Công việc đương nhiên sẽ không thể dừng lại hay giảm bớt. Điều có thể làm là phải giảm bớt tình trạng căng thẳng cho chính bản thân để hiệu suất công việc không giảm đi. Bên cạnh đó còn phải có biện pháp giải quyết cho những nhân viên thuộc cấp của bạn nữa (Nếu có).

Những biện pháp giải tỏa stress hiệu quả

Có rất nhiều biện pháp để giải tỏa stress. Trong đó yêu cầu tiêu tốn thời gian và cả không tiêu tốn nhiều thời gian của bản thân

Tập thể dục thể thao thường xuyên

Một trong những cách giải tỏa stress hữu hiệu nhất hiện nay. Bạn có thể tập thể thao đến khi mệt lử. Quá trình vận động sẽ  khiến bạn phải chú tâm và tập trung vào những hoạt động này. Não bộ của bạn sẽ được giải tỏa và làm mới không kém gì giấc ngủ. Khi hoạt động thể dục, việc đốt cháy kcal và giải phóng sức lực lại có tác dụng giảm bớt sự căng thẳng của bạn.

Một môn thể thao, một môn võ hay đơn giản chỉ là hoạt động thể lực yêu cầu bạn phải dùng sức nhiều cũng có thể xua tan khá nhiều mệt mỏi bao quanh bạn. Điều này không khiến bạn giải quyết được công việc tốt hơn, nhưng sự căng thẳng hay mệt mỏi về tinh thân lại được giảm bớt rõ rệt.

Xem phim kinh dị và hành động cũng có thể là tình cảm

Đối với nhiều người thì việc xem phim làm cho họ chú tâm và tình tiết của bộ phim. Và những vấn đề rắc rối liên quan sẽ dần bị quẳng ra phía sau. Đơn giản là họ sẽ tận hưởng những khoảnh khắc mà phim ảnh mang lại. Khi đấy não bộ không còn quan tâm những gì khác ngoài tình tiết các bộ phim. Đối vói nhiều người, phim càng có nhiều chi tiết kịch tính càng dễ hấp dẫn họ hơn như dòng phim kinh dị, hành động. Bên cạnh đấy thì nhiều người lại cảm thấy bị thu hút bởi những chi tiết trong phim tình cảm. Sự lãng mạn hay đau khổ trong chuyện tình yêu khiến họ chú ý và cảm động

Bạn có thể tổ chức những buổi xem phim hành động và tình cảm cho nhiều người. Riêng đối với phim ma thì không thể nào cả công ty cùng xem được. Mà chỉ có thể xem một mình mới nhiều cảm thấy có nhiều cuốn hút.

Ăn vặt

Đôi khi sếp hứng lên và bảo: Hôm nay anh khao trà sữa. Mọi người muốn đặt gì thì đặt. Anh trả tất. Thế là cánh chị em phụ nữ lại ùa lên như ong vỡ tổ. Biết sao được khi đây là món yêu thích của nhiều người phụ nữ mà.

Ăn vặt cũng có khả năng giải tỏa căng thẳng? Đương nhiên rồi! Thời gian ăn uống là thời gian thỏa mãn nhất của con người. Nhất là khi được ăn ngon và ăn những món mình thích. Ăn uống là quá trình tạo ra nhiều hạnh phúc nhất của con người. Lúc đấy con người được thỏa mãn tối đa. Khi đó chúng ta như được hồi sinh lại và có thể làm được rất nhiều việc mà không còn cảm thấy áp lực nữa

Nghe nhạc không lời

Nhạc không lời chán ngắt không ai thèm nghe! Đây là điều nghe khá thuyết phục. Nhưng đó chỉ là với một số người mà thôi. Đối với nhiều người mà nói thì thà nghe nhạ không lời chứ không thích nghe lời bài hát qua 1 ai cả. Đơn giản là họ muốn cho bản thânh một niềm đam mê có thể để sống

Tổ chức những cuộc nói chuyện vui vẻ với nhân viên và tìm hiểu xeo tự sao nhiền nhân viên cảm thấy bị áp lực và đưa ta những lời khuyên chân thàn

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là cái cốt lõi gắn liền với công ty. Vậy thì muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì điều đâu tiên là phải hiểu được giá trị của doanh nghiệp là gì. Văn hóa doanh nghiệp là một biện pháp Marketing nội bộ cho nhân viên. Nhưng đồng thời cũng là cách mà một doanh nghiệp quy hoạch hoạt động để trở thành một môi trường chuyên nghiệp hơn. Ở đây chúng tôi không làm như thế. Chúng tôi sẽ làm như này. Đây là hai câu nói quen thuộc khi bạn đến bất kỳ nơi nào có lối sống khác với cách ứng xử hằng ngày của bạn.

Văn hóa doanh nghiệp cũng là xây dựng một nền văn hóa mini trong một cộng đồng bao gồm những nhân viên công ty. Xây dựng những thước đo tiêu chuẩn không hề dễ dàng. Một nền văn hóa được xây dựng từ hàng nghìn năm để cho ra những bộ quy tắc ứng xử nhất định. Vậy thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một điều thực sự dễ dàng.

Tầm nhìn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn là viễn cảnh trong tương lai xa mà bạn nghĩ nó sẽ thực sự xảy ra lúc ấy. Bạn muốn tạo ra một viễn cảnh mà tầm nhìn của bạn nhìn thấy hay là cảm nhận được. Từ điều này có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn và cả những mục tiêu cụ thể hơn. Định hướng cho những bước đi rõ ràng hơn trong tương lai khi bạn muốn viễn cảnh ấy thực sự xảy ra.

Tầm nhìn của một doanh nghiệp về tương lai xa cũng chính là định hướng của văn hóa doanh nghiệp trong đấy. Điều này dễ dàng nhìn thấy hơn khi đối chiếu với các tổ chức phi lợi nhuận. Hiệp hội Alzheimer thì có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer”. Hoạt động vì mục đích chung và những quy tắc để hoạt động hướng đến cái mục đích đấy chính là nền tảng cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Vị trí của thực tiễn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Thực tế cho thấy mọi giá trị của doanh nghiệp sẽ trở nên ít quan trọng hơn trong thực tiễn. Trừ khi giá trị được thực sự tôn trọng và để tâm đưa lên hàng đầu. Hãy tôn trọng những giá trị mà bạn tuyên bố trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp thực sự tôn trọng giá trị mà họ tuyên bố. Đồng nghĩa với việc toàn thể mọi người trong doanh nghiệp dù ở bất kỳ tình huống nào cũng phải tôn trọng giá trị của doanh nghiệp trước khi nghĩ đến những điều gì khác.

Đưa ra một giá trị phù hợp với tình hình của doanh nghiệp chứ không phải đưa ra những giá trị khống cho có và bắt buộc nhân viên phải làm theo. Như thế thì cho dù có làm theo cũng chỉ là đối phó cho có chứ không thể chung sức xây dựng được. Nếu một doanh nghiệp có giá trị khá thấp thì nhiệm vụ đầu tiên của mỗi người là nâng cao giá trị doanh nghiệp để hướng tới những mục tiêu hoàn hảo hơn chứ không phải cái gì cũng được.

Các giá trị đưa ra cũng phải phù hợp phần nào đó với thực tiễn. Để không phải bị đối chọi gay gắt thực tiễn thì mọi hoạt động mới có thể diễn ra. Đừng quá mơ mộng về một tương lai quá xa mà hãy đưa ra những giá trị để doanh nghiệp có thể vừa thỏa mãn thực tiễn vừa có thể tiến xa hơn với giá trị đang xây dựng.

Con người

Con người là nhân tố quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi người đều có ý chí sống của riêng bản thân khác nhau. Đương nhiên sẽ có những nhu cầu khác nhau chứ không thể giống nhau hoàn toàn. Con người là nhân tố thực hiện xây dựng giá trị cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Chia sẽ những giá trị đó cũng là mong muốn của từng người khi bắt tay vào xây dựng. Cái đấy là động lực để có thể cố gắng hết sức. Và đương nhiên là nhân tố con người phải phù hợp. Sự phù hợp ở đây là phù hợp về tư tưởng, ý chí cá nhân hướng tới giá trị doanh nghiệp hay đơn giản chỉ là phù hợp phong cách làm việc. Thiếu một người không ít mà thêm một người cũng không nhiều. Nhiều hay ít nên chăng là cái họ thực sự mang lại cho toàn cái đoàn thể doanh nghiệp. Họ có thể hòa chung vào cái đoàn thể đó và giúp nó phát triển hay không.

Lựa chọn những con người phù hợp, thích hợp và mong muốn được đóng góp vào giá trị của doanh nghiệp chứ không phải những người cực kỳ tài giỏi nhưng lại có những tư tưởng khác. Lẽ đương nhiên chúng ta cần phải quan tâm đến nhân tố con người này nhiều hơn. Là trọng điểm trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ văn hóa doanh nghiệp

Môi trường làm việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp

Nhân tố con người là nhân tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhưng môi trường mới chính là nơi tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là tiền đề để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chính cái môi trường làm việc đấy lại khiến cho nhân tố con người có thể thỏa mãn và phát huy đến tận cùng khả năng của bản thân. Khi nhân tố con người được thỏa mãn, không gì họ không làm được. Một câu nói rất hay là: “Người làm sếp tốt không phải là người ép được nhân viên phải bán mạng cho mình. Mà là làm cho nhân viên tình nguyện bán mạng cho mình.”

Bạn xây dựng môi trường làm việc thỏa mãn con người, con người sẽ cháy hết mình khi có thể được làm việc trong một môi trường mà bản thân cảm thấy không có gì bất mãn. Dù một vài điều có thể cảm thấy hơi không tương thích. Nhưng phải là những vấn đề có thể cho qua. Khi đấy thì văn hóa doanh nghiệp sẽ được nhân tố con người xây dựng trên chính cái môi trường mà bạn tạo ra đó.

Lợi Ích Của Ứng Dụng Hệ Thống ERP

ERP là một hệ thống những phương án giúp quản trị doanh nghiệp đạt được hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Ở thời điểm hiện tại với nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hệ thống ERP đang tiến tới tự động hóa toàn bộ mọi thứ từ những chuyện nhỏ nhặt nhất. Thay thế cho công sức của người dùng tiêu phí thơi gian vào những công việc chỉ có thể gây nhiễu mà không mang lại bất kỳ lợi ích gì. Việc ứng dụng hệ thống ERP đang trở nên rộng rãi ở các nước đang phát triển và trở thành xu hướng toàn cầu

Quản lý thông tin hiệu suất cao nhờ ứng dụng hệ thống ERP

Báo cáo về hiệu quả, hiệu suất công việc luôn là nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Dựa trên những báo cáo này để phản ánh được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó là sử dụng thông tin của doanh nghiệp để phụ vụ cho hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp một khi phát triển thì khối lượng thông tin, dữ liệu sẽ ngày càng lớn và trở nên khổng lồ hóa. Việc quản lý những thông tin này trở nên khó khăn khi có quá nhiều hoạt động xen kẽ chồng lên nhau. Điều này khiến thông tin của những hoạt động này không được thống nhất và trùng khớp với nhau. Gây khó khăn trong hoạt động và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Triển khai ứng dụng ERP tự động hóa thông tin lưu trữ và thống nhất thông tin sẽ nhẹ nhàng giải quyết vấn đề này. Những thông tin trong quá trình hoạt động được cập nhất và thống nhất với nhau giữa những bộ phận. Đảm bảo quá trình sử dụng, xử lý thông tin trở nên đồng nhất và lập những báo cáo về hiệu suất hoạt động không còn là nỗi ám ảnh nữa.

Hệ Thống ERP giúp cải tiến và tinh giản hóa quy trình làm việc

Khi ứng dụng hệ thống ERP vào quản trị doanh nghiệp, tất cả những dữ liệu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều được lưu trữ và một kho dữ liệu duy nhất. Bất kỳ ai cung đều có thể truy xuất thông tin ở bất kỳ nơi nào chỉ cần người đó được cấp quyền trong hệ thống quản trị ERP. Điều này góp phần tinh giản hóa quy trình làm việc của doanh nghiệp. Không cần phải thông qua những văn bản, quyết định hay một đề xuất nào đó để cá nhân có thể xử lý công việc của mình nhanh gọn hơn.

Tinh giản quy trình, giảm thiểu những điều thừa thải làm cho quy trình làm việc càng trở nên hiệu quả hơn. Quy trình làm việc được sắp xếp lại hợp lý và đơn giản hóa nhưng mang lại hiệu suất cao hơn nhiều so với việc sử dụng quy trình thông thường. Mỗi cá nhân không còn phải đau đầu vì phải chuẩn bị một thời gian rất dài mới có thể nhận được những dữ liệu cần thiết để hoàn thành công việc của bản thân nữa.

Đơn giản sự phức tạp của công việc kế toán nhờ lợi ích trực tiếp của hệ thống ERP

Đối với mỗi doanh nghiệp, công việc của kế toán luôn là công việc hao tổn nhiều thời gian nhất. Đơn giản chỉ vì nợ và có của doanh nghiệp chưa cân bằng. Điều này có thể khiến kế toán mất ăn mất ngủ và giám đốc thì không thể bớt lo lắng khi nào mà nơ – có của doanh nghiệp chưa được cân bằng.

Với ERP, các dữ liệu liên quan đến công nợ, hóa đơn, giao dịch đều được tự động hóa trong việc lưu trữ.  Mỗi văn bản chỉ có một hình thức duy nhất và việc cân bằng sẽ nhẹ nhàng hơn. Thêm vào đó kế toán không còn cần phải đau đầu vì những báo cáo tài chính, báo cáo thuế …

Hệ thống ERP sỡ hữu nhiều tính năng

Là một hệ thống với mục đích quản trị doanh nghiệp. Hệ thống ERP sở hữu nhiều tính năng để có thể bao quát hết toàn bộ những vấn đề mà doanh nghiệp có thể chạm phải. Từ quản trị dữ liệu, tiền lương, chấm công, khách hàng… Tất tần tật mọi thứ để hỗ trợ cho doanh nghiệp được quản lý chỉn chu và hoạt động hiệu quả đều được gom lại vào hệ thống ERP. Nếu có những chức năng nào chưa có, người phát triển hệ thống này sẽ xây dựng thêm dựa vào những phản hồi từ người dùng.

Một hệ thống cũng như một sản phẩm. Có doanh nghiệp sẽ cảm thấy không đủ tính năng và cấn phát triển thêm. Điều này giúp cho hệ thống được xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn để phục vụ nhu cầu cho người dùng. Tuy nhiên, đã có nơi thấy thiếu thì sẽ có chỗ thấy thừa. Những doanh nghiệp nhỏ vừa mới phát triển không lâu thì sẽ không sử dụng quá nhiều tính năng của hệ thống. Điều này lại xuất hiện một vấn đề. Làm sao để xây dựng một hệ thống phù hợp cho mọi trường hợp.

Câu trả lời là hãy tạo ra một hệ thống bao gồm rất nhiều thành phần được tổ hợp với nhau. Các thành phần này có thể thiếu mất nhưng bản chất điều hành cốt lõi sẽ không bị mất đi. Nó sẽ phù hợp với những doanh nghiệp cảm thấy thừa thãi tính năng không sử dụng. Cắt giảm những tính năng này không những không ảnh hưởng đến công việc chung của doanh nghiệp mà còn khiến cho doanh nghiệp tiết kiệm được không ít chi phí.

Bảo mật thông tin

Tất cả hệ thống ERP đều xây dựng tính năng phân quyền truy cập. Nghĩa là đối với những nhân viên khác nhau thì quyền truy cập vào kho dữ liệu cũng khác nhau. Mỗi nhân viên chỉ có thể truy cập vào những dữ liệu được phép. Những dữ liệu không được cấp quyền truy cập thì không thể nào truy cập được. Điều này làm cho thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp được đảm bảo về bí mật. Không thể tiết lộ trừ khi bạn tin nhầm người mà thôi.

Ứng dụng hệ thống ERP cung cấp góc nhìn tổng thể

Một hệ thống có thể quản lý và hiển thị tất cả những thông tin của doanh nghiệp. TÌnh hình hoạt động cũng như hiệu suất hoạt động của từng bộ phần và toàn doanh nghiệp. Giúp cho chủ doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về tình trạng chung của doanh nghiệp tốt hơn. Xác định được những vấn đề tồn đọng trong doanh nghiệp nhanh chóng. Hay nhận biết những vấn đề gây nguy hại nếu không xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Các Cấp Chiến Lược Kinh Doanh

Chiến lược kinh doanh luôn là vấn đề sống còn của mỗi công ty. Chiến lược kinh doanh tốt thì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả cao. Chiến lược xây dựng không tốt thì không thể nào mang lại hiệu quả cao được. Mỗi chiến lược kinh doanh lại có những cấp độ khác nhau tùy vào mức độ ảnh hưởng của chiến lược.

Nếu phân chia theo quy mô thì chúng ta có những chiến lược cấp công ty, đơn vị kinh doanh, chức năng và toàn cầu. Nếu phân chia theo thời gian thì có chiến lược ngắn hạn, chiến lược dài hạn và chiến lược cốt lõi.

Phân chia theo cấp độ chiến lược

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty là những chiếnl ược hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn mang tầm ảnh hưởng đến cả công ty. Ở cấp độ này, mục tiêu của chiến lược là khả năng phát triển về lâu dài và tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Lấy đà cho công ty tồn tại và phát triển về lâu dài.

Nhiều chiến lược khác nhau được phát triển theo lịch sử kinh tế thế giới. Các tác giả khác nhau viết về chiến lược lại cho ra những phân loại khác nhau và đặt tên theo cách riêng của bản thân tác giả. Vài chiến lược cấp công ty cơ bản như: kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm nhập trhij trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm…

Mỗi loại chiến lược bao gồm nhiều hoạt động cụ thể để từ đó kết hợp với nhau và đi đến một mục tiêu kết quả thống nhất. Quan trọng nhất vẫn là kết quả và hiệu suất làm việc.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là những chiến lược hoạch định mục tiêu kinh doanh cụ thể. Liên quan đến cách thức họa động, cạnh tranh trên các thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm các chiến lược khác nhau được sử dụng cụ thể cho từng ngành riêng biệt

Chiến lược cấp chứng năng

Đây là cấp độ nhỏ hơn trong chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Là những chiến lược cụ thể cho từng đơn vị, bộ phận với những mục tiêu khác nhau. Khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu quả và đi đến những mục tiêu cụ thể thống nhất với chiếc lược cấp đơn vị kinh doanh. Mỗi phòng ban, bộ phận khác nhau có những chiến lược khác nhau tùy vào công việc của từng bộ phận.

Các chiến lược cấp chức năng còn là vũ khí để công ty có thể hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với đối thủ trực tiếp hay gián tiếp. Thu hút khách hàng và cũng là vũ khí để giữ chân những khách hàng trung thành. Vũ khí này phát huy tác dụng tốt thì sẽ cho ra những kết quả tốt và là động lực cho việc phát triển dài lâu.

Chiến lược toàn cầu

Chiến lược toàn cầu là chiến lược để công ty xâm nhập và cạnh tranh với thị trường toàn cầu. Không phải là một chiến lược dựa trên đặc điểm đặc biệt của bản thổ. Mà còn là đối với toàn bộ người dùng trên thế giới.

Phân chia theo thời gian.

Chiến lược ngắn hạn

Chiến lược ngắn hạn là những chiến lược đặt ra mục tiêu trong những thời gian ngắn hạn. Đôi khi kêt quả của những chiến lược ngắn hạn này lại quyết định sự sống còn của một công ty. Bởi vì nó mang lại kết quả lợi ích trực tiếp cho công ty. Những chiến lược này có mục tiêu duy nhất là tìm ra lợi nhuận, khách hàng trong thời gian cụ thể ngắn nhất. Kết quả của chiến lược ngắn hạn là nguồn lực cho sự tồn vong của cả công ty trong thời gian ngắn hạn. Nếu không có kết quả tốt. Công ty sẽ không có nguồn lực để duy trì. Khi đó thì dù tầm nhìn của bạn có bao xa công ty cũng sẽ nằm bên bờ vực sụp đổ.

Chiến lược dài hạn

Chiến lược dài hạn đặt ra những mục tiêu phát triển lâu dài của một công ty. Hướng đi của tương lai trong thời gian vài năm tới hay thậm chí là vài chục năm tới nếu người vạch ra có đủ tham vọng tồn tại đến lúc đấy. Trên cơ bản những chiến lược ngắn hạn đều phải được lập căn cứ theo những mục tiêu ngắn hạn mà chiến lược dài hạn đề ra. Có thể nói chiến lược dài hạn là tập hợp của rất nhiều mục tiêu ngắn hạn trong những thời gian ngắn để tạo ra chiến lược dài hạn.

Điều khác biệt giữa chiến lược dài hạn và ngắn hạn là chiến lược ngắn hạn sẽ tạo ra giá trị tức thời cho công ty. Còn chiến lược dài hạn sẽ tạo ra những giá trị lâu dài cho công ty. Có thể xem là kim chỉ nam phương châm hay hướng hoạt động của công ty.

Lời kết

Tùy mỗi người điều hành công ty mà sử dụng những chiến lược theo những trường phái khác nhau. Tuy nhiên điểm chung nhất của các chiến lược này là lợi ích và kết quả. Nếu không có lợi ích và kết quả thì dù chiến lược vạch ra có hay đến mấy cũng chỉ là những chiếc bánh vẽ trên giấy mà thôi. Cho nên áp dụng chiến lược cần tinh tế và điều chỉnh phù hợp với từng doanh nghiệp, từng thị trường và từng môi trường kinh doanh. Ít nhất thì cũng phải hiểu chúng ta không bán thịt heo cho người theo đạo Hồi và cũng không bán thịt bò cho người theo đạo Ấn

Hệ Thống ERP

Kinh thương là hoạt động xuất hiện từ khi con người bắt đầu có tài sản và hàng hóa. Thuở sơ khai, chưa hề có khái niệm tiền tệ thì các vật phẩm thường được trao đổi ngang giá với nhau và dùng lương thực làm đơn vị đo lường cơ bản được sử dụng nhiều nhất. Sau khi tiền tệ ra đời và phát triển cho đến ngày nay, những thương đoàn không còn nữa mà thay vào đó là những doanh nghiệp. Mức độ phức tạp trong quán trình kinh doanh không còn đơn giản như trước. Những ông chủ luôn đau đầu trong việc quản lý doanh nghiệp của bản thân. Hệ thống ERP xuất hiện là để giải quyết những vấn đề này.

Hệ thống ERP là gì

ERP là từ viết tắt của kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống ERP quản lý tất cả các nguồn lực doanh nghiệp và lưu trữ nó lại thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Từ nhân sự, tài chính, hàng hóa, khách hàng, … Tạo ra một quy trình chuẩn thống nhất giữa những người sử dụng chung dữ liệu. Quyền hạn được truy cập dữ liệu hay bất kỳ động thai nào liên quan đến tài chính để được kiểm soát nghiêm ngặt. Tiền tệ không phải là tài sản duy nhất của doanh nghiệp, vẫn còn tồn tại nhiều thứ như nhân sự, hàng hóa chẳng hạn. Những thứ này đều được gọi chung là nguồn lực doanh nghiệp

Nguồn lực mạnh làm một trong những điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần. Rất ít người khởi nghiệp và vươn lên bằng 2 bàn tay trắng. Cũng rất ít người có thể huy động vốn bằng các nhà tài trợ. Những nhà tài trợ chỉ tài trợ khi thấy có tiềm năng và bản thân người khởi nghiệp có thể quản lý được mọi nguồn lực.

Điều kiện đủ để doanh nghiệp trụ vững trước mọi biến số kinh doanh là sử dụng nguồn lực hợp lý. Để quản lý nguồn lực hiệu quả cho việc sử dụng hợp lý là công việc không hề dễ dàng. Xây dựng một hệ thống quản lý nguồn lực này là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong quản lý nội bộ. Hệ thống ERP có thể được cấu thành từ những tủ hồ sơ lưu trữ bằng những file giấy tờ cứng. Cũng có thể là một hệ thống phần mềm lưu trữ dữ liệu được truy xuất bất kỳ. Hoặc là sự kết hợp giữa file hồ sơ và các phần mềm lưu trữ. Không phải cứ hệ thống ERP thì nó là một hệ thống phần mềm.

Những lợi ích của việc xây dựng hệ thống ERP

Gia tăng năng suất lao động

Đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp nhận được khi triển khai quản lý bằng hệ thống ERP. Năng suất lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào với mọi quy mô. Với ERP, nhân viên các phòng ban sử dụng dữ liệu được chia sẻ chính xác và nhanh chóng hơn.

Nguồn dữ liệu chính xác

Các luồng thông tin được tổng hợp và cập nhật chính xác chi tiết. Không còn phải lúng túng trong việc số liệu phòng ban này khác với số liệu của phòng ban kia. Điều này giảm bớt sai sót trong số liệu thống kê của công ty và ít ảnh hưởng đến công việc của kế toán.

Tiếp cận hợp tác dễ dàng hơn và nhân viên mới có thể nhan hòa nhập

Đối với việc triển khai hệ thống ERP, nhân viên mới có thể có cái nhìn tổng quan về công ty hơn và dễ dàng hòa nhập hơn so với việc chỉ suốt ngày biết việc ở phòng ban mình. Đối với đối tác làm ăn, dễ dàng nhìn tổng quan doanh nghiệp đối tác hơn, dễ dàng tin tưởng và hợp tác hơn.

Giảm chi phí hoạt động

Ngoài năng suất lao động thì giảm chi phí hoạt động là lợi ích lớn thứ 2 đối với doanh nghiệp khi triển khai ERP. Hạn chế tối đa những công việc  thừa thãi và tập trung cho công việc chính. Cắt giảm được những chi phí không cần thiết và tập trung nguồn vốn cho những điều quan trọng hơn trong tương lai

Cải thiện quy trình làm việc

Hệ thống ERP hỗ trợ sắp xếp những quy trình làm việc trật tự và chuyên nghiệp hơn. Công việc của mỗi nhân viên trở nên dễ hơn hơn trong mọi tình huồng cần đến dữ liệu. Không còn cảnh phải đối chiếu so sánh số liệu giữa phòng ban này và phòng ban kia. Cân đối tinh chỉnh hợp lý để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Tính đơn giản trong kế toán

Sự thống nhất về số liệu sẽ phần nào giảm bớt sự phức tạp cho công việc của kế toán. Không còn cảnh phải ngồi cân đối số liệu cho bằng nhau giữa các báo cáo chi phí các phòng ban. Số liệu là duy nhất và chỉnh thể hợp lý. Kế toán chỉ việc thực hiện công việc của bản thân một cách nhanh nhất chứ không cần phải làm những bước trung gian nữa.