Doanh nghiệp có phải công khai báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính được xem là tài liệu cung cấp những thông tin, thông số về hoạt động tài chính và kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là những thông tin quan trọng của doanh nghiệp, vậy báo cáo tài chính của phải công khai không?

Báo cáo tài chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

Trong đó, đơn vị kế toán bao gồm:

  • Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước
  • Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

(theo khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015).

Lưu ý: Chỉ có duy trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính 
  • Báo cáo kết quả hoạt động
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015, kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm được quy định như sau:

“1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;"

>>> Có thể bạn quan tâm: Báo cáo tài chính Hợp nhất – Fast Consolidated Reports

Doanh nghiệp có phải công khai báo cáo tài chính?

Khoản 3, 4 Luật Kế toán 2015 quy định:

“3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.

4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.”

Như vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được công khai.

Nội dung công khai báo cáo tài chính

  • Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
  • Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
  • Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
  • Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:

    • Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
    • Kết quả hoạt động kinh doanh;
    • Trích lập và sử dụng các quỹ;
    • Thu nhập của người lao động;
    • Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Hình thức công khai báo cáo tài chính

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Kế toán 2015, việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:

  • Phát hành ấn phẩm
  • Thông báo bằng văn bản
  • Niêm yết
  • Đăng tải trên trang thông tin điện tử
  • Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nào phải kiểm toán báo cáo tài chính?

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán (theo khoản 9 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2012).

Căn cứ Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, đơn vị bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Như vậy, báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng và bắt buộc của mỗi doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: Phần mềm kế toán làm cho nhiều công ty

Nguồn: luatvietnam
 

Luật doanh nghiệp 2020: 5 thay đổi quan trọng

Luật Doanh nghiệp 2020: 5 thay đổi quan trọng

Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01-1-2021) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa XIV ngày 17-6-2020. Luật Doanh nghiệp 2020 có một số thay đổi quan trọng đáng chú ý như sau:

1. Không cần thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp trước khi dùng
Theo Luật doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Ban hành luật riêng cho 50 triệu hộ kinh doanh
Theo tìm hiểu, hiện có khoảng 05 triệu hộ kinh doanh nhiều gấp 05 – 06 lần số doanh nghiệp.
Bản chất hoạt động, cách thức và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với doanh nghiệp, theo đó, không đưa hộ kinh doanh vào đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 mà sẽ ban hành một Luật riêng để điều chỉnh về đối tượng này.
Đồng thời, trong thời gian chờ đợi Luật, Chính phủ sẽ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh.

3. Thay đổi vốn điều lệ trong doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.
Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 sửa đổi các khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước khác nhau.

4. Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp sửa đổi còn bổ sung thêm 01 đối tượng khác không được thành lập và quản lý doanh nghiệp: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

4. Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông
Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 đã bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng tại khoản 2 Điều 114 Luật hiện hành để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có được đổi mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động hay không?

Doanh nghiệp có được đổi mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động hay không?

Mã số thuế là gì? 

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Doanh nghiệp có được đổi MST hay không? 

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định:

Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh.

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

9. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì mã số thuế cũng chính là mã số doanh nghiệp. Mà luật có quy định thì mã số doanh nghiệp sẽ không bị thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và mã số đó cũng không được sử dụng để cấp lại cho cá nhân, tổ chức khác. Vậy nên mã số thuế của doanh nghiệp cũng không được thay đổi.
>>> Xem thêm thông tin về phần mềm ERP