Sự suy thoái của các startup tỷ USD đình đám (Phần 2)

Airbnb và bài học cho việc đốt tiền vào Marketing không đúng cách

Airbnb là startup được đánh giá là sáng sủa nhất trong các dự án cùng thời. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy công ty này đang thua lỗ nghiêm trọng do chi quá nhiều vào marketing. Sự thoái trào của We work và Uber gây ảnh hưởng không nhỏ đến với Airbnb khi các nhà đầu tư nhìn thấy viễn cảnh những công ty chỉ biết đốt rất nhiều tiền mà không mang lại hiệu quả gì to lớn. Điều đó ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với Airbnb khi họ sắp IPO.

Marketing là một công việc đốt tiền để mang lại những hiệu quả khác nhau như: sự nổi tiếng, sự quan tâm đặc biệt hay đơn giản chỉ là nói cho mọi người biết tôi tồn tại. Marketing thực sự là một cuộc đầu tư tiền bạc cho danh vọng và chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Marketing không mang lại lợi nhuận trực tiếp hay những lợi ích ngắn hạn. Marketing là sự đầu tư cho một chiến lược phát triển dài hạn. Hôm nay bạn có thể không có nhu cầu nhưng không có nghĩa là sau này sẽ không có. Và điều đó cũng không đồng nghĩa với việc bây giờ chúng tôi chưa tiếp cận bạn. Chúng tôi sẽ khiến cho bạn nhớ đến thương hiệu của chúng tôi. Khi bạn có nhu cầu thì thương hiệu của chúng tôi là một trong những điều bạn nghĩ đến đầu tiên. Đó là sự thành công của Marketing. Sự thành c ông của Marketing có mang lại lợi nhuận hay thành công của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp. Giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp mang lại. Hay thậm chí là bản lĩnh của bộ phận sale và hậu mãi sau khi tiêu dùng sản phẩm.

Thế nên việc Airbnb thua lỗ nặng khi đốt quá nhiều tiền cho Marketing không phải là dấu hiệu của sự thoái trào.  Tuy nhiên, điều này vẫn khiến cho nhiều nhà đầu tư lo lắng khi nhìn vào tiền lệ Uber và We Worrk.

Những startup công nghệ tỷ USD Trung Quốc úa tàn

Ofo – Startup chia sẻ xe đạp đình đám Trung Quốc khi khởi nghiệp chỉ với 20.000 USD nhưng huy động hàng tỷ USD sau đó. Vào năm 2007, start này nổi lên như một startup về công nghệ đình đám giá trị tỷ USD. Sau nhiều năm kinh doanh và phát triển, Ofo dần đi vào bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh. Từ việc quản lý, thu hồi xe cho mượn cho đến lợi nhuận kiếm được trên những chiếc xe trở thành vấn đề khó khăn. Hơn nữa ý thức sử dụng xe đạp của nhiều người trở thành vấn nạn cho Ofo. Khi mà không phải ai cũng có ý thức giữ gìn chiếc xe mà mình đã thuê. Bên cạnh đó là phí thuê giành cho mỗi chiếc xe là rất ít so với giá trị đầu tư và chiếc xe. Qua nhiều năm, kinh doanh của Ofo bắt đầu bị trì trệ do không tìm được tiếng nói chung cho phương pháp giải quyết những vấn đề phát sinh. Thua lỗ triền miên và không thấy điểm phát sinh lợi nhuận. Ofo đã đệ đơn xin được phá sản.

Chưa dừng lại ở Ofo, các startup tỷ USD của Trung Quốc cũng liên tục úa tàn khi gặp rắc rối với những vấn đề tương tự. Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành liên tục chèn ép những công ty này đi từ rắc rối này đến rắc rối khác. Khi một công ty non trẻ với người điều hành chập chững bước vào nghề. Thì sẽ thực sự khó khăn để đưa công ty vào một quỹ đạo ổn định đủ lực để đấu với những ông lớn trong nghề. Như cái cách mà người ta ví von Wewwork “Một đứa trẻ mới biết đi xe đạp và người ta đưa cho nó 1 chiếc phân khối lớn để chạy trên đường cao tốc”. Bên cạnh sự canh tranh khốc liệt là sự chần chờ của các nhà đầu tư khi thấy những startup trước đây trong tình trạng suy thoái nặng nề (Weworl, Ofo là một ví dụ), Đi kèm với nó là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng là rào cản khó khăn của những startup này. Không thể không nhận định rằng, dù Trung Quốc đang phát triển với tốc độ vượt bậc nhưng Mỹ vẫn đang nắm trong tay quyền lực to lớn để cạnh tranh với Trung Quốc.

Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Từ khi Mỹ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng nhiều biện pháp. Thì dòng tiền vốn hứa chi cho các startup đình đám này có phần bị đình trệ. Không chỉ riêng Mỹ mà rất nhiều nước khác tham gia bằng nhiêu biện pháp gián tiếp như chứng minh bản thân là đồng minh thân thiện của Mỹ. Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ với mức phát triển 2 con số mỗi năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ đã lụi tàn. Khi Donald Trump lên làm tổng thống, ông bắt đầu thăm dò và rồi phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Lấy nhiều lý do như Trung Quốc làm giá đồng tiền CNY để có ưu thế trong thương mại với Mỹ. Hay trốn thuế hàng Trung Quốc tại Mỹ. Tất cả đều chỉ là lý do để thực hiện chiến tranh thương mại với mục đích kiềm nén sự phát triển của Trung Quốc và vực dậy đà phát triển mạnh mẽ của Mỹ.

Ảnh hưởng đến các startup đàn em

Sự suy thoái của các startup tỷ USD đình đámKhông thể nói rằng những startup tỷ đô suy thoái không hề ảnh hưởng đế các startup phía sau. Ngược lại nó ảnh hưởng cực kỳ to lớn khi những nhà đầu tư trở nên e ngại. E ngại những viễn cảnh như Uber, We Work, Theranos lặp lại lần nữa và họ sẽ vướng vào những rắc rối với tổn thất tài chính. Bên cạnh đó họ còn điều tra kỹ càng chi tiết hơn các startup tham dự. Họ sẽ đầu tư một cách cẩn thận hơn và suy xét nhiều vấn đề hơn. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các startup. Bởi vì là một công ty startup thì không thể nào tất cả đều hoàn hảo. Sẽ có những sai sót bất kỳ nào đó có thể cắt đứt hoàn toàn con đường đến với gọi vốn thành công của họ cả.

Sự Thoái Trào Của Những Startup Tỷ USD Đình Đám (Phần 1)

Từ đầu năm 2000 đến nay, nhiều Startup được đánh giá tiềm năng cao và được kỳ vọng rất lớn nhận được sự quan tâm của nhiều phương tiện truyền thông. Điều này thể hiện thông qua việc các nhà đầu tư liên tục góp vốn góp phần đội giá trị của doanh nghiệp lên đến hàng tỷ USD. Các dự án Startup này được mọi người ưu ái cho tên gọi: Startup tỷ USD

Những dự án tiềm năng với tham vọng lớn lao

Tất cả các dự án này đều được đánh giá là rất tiềm năng trong bối cảnh thị trường hiện tại của thế giới. Với những pha thuyết phục ngoạn mục và sự đánh giá của người trong giới thì đây cũng là điều dễ hiểu khi đó là căn cứ cho việc các nhà đầu tư liên tục góp vốn cho những dự án này. Không chỉ tiềm năng, các CO-Founder của những dự án này còn vẽ ra những tham vọng to lớn của bản thân về những điều họ tin dự án sẽ làm được trong tương lai. Thâu tóm thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, IPO với giá cao ngất ngưỡng là những trọng điểm của tham vọng này. Lẽ dĩ nhiên, tất cả mọi người đều có một tham vọng về một điều gì đó. Không ít thì nhiều. Và khi họ cảm thấy rủi ro mà họ phải đối mặt tới một giới hạn nào đó thì sẽ sẵn sàng làm mọi thứ để thực hiện.

Jia Yueting từng tuyên bố Apple đã lỗi thời và sẽ vượt mặt Tesla với start up Faraday của mình. Tuy nhiên, vừa qua Faraday đã phải nộp đơn xin phá sản vì lý do tài chính. Một start up đình đám khác hứa hẹn mang lại nhiều tiện ích cho sức khỏe cộng đồng là Theranos cũng sụp đổ vì lý do tính chính xác và trung thực của công nghệ.

We work và ồn ào “họ có thực sự làm việc”.

We work là start up có giá trị vốn hóa cao nhất nước Mỹ với 47 tỷ USD gây sốc với việc thoái trào nghiêm trọng thông qua các báo cáo lỗ chồng lỗ của công ty này. We work bị chính những nhân viên cũ của mình cáo buộc tổ chức những buổi ăn chơi thâu đêm suốt sáng và chưa hề có một ngày làm việc thực sự tại nơi này. Bên cạnh đó còn cáo buộc sự điên khùng của CEO Neuman chi tiêu vô tội vạ và không hề quan tâm đến việc hoạt động kinh doanh của công ty.

We work hoạt động với sản phẩm cốt lõi là cho thuê phòng làm việc dài hạn cho các công ty. Cho thuê ngắn hạn phòng làm việc cho các dự án start up khởi nghiệp. Cũng như Uber, We Work được xem như là con cưng của CEO Soft Bank Son Masayoshi với lời hứa đầu tư hơn 10 tỷ USD cho Start up này. Hiện tại, dù We Work đang trên bờ vực sụp đổ nhưng ông Son vẫn quyết định rót vốn thêm cho We Work để tiếp tục duy trì hoạt động và vực dậy sau nhiều bê bối tài chính và thay đổi CEO.

Theranos phá sản và nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới hoàn trắng tay

Elizabeth Holmes trở thành trắng tay khi toàn bộ tài sản của cô bị phong tỏa để giải quyết nợ nần cho Theranos. Được thành lập ban đầu với tên Real-time Cures chỉ vài thành viên trong ban điều hành. Sản phẩm là máy xét nghiệm mini chỉ cần một vài giọt máu của người bệnh. Real-time Cures thành công huy động được hàng tỷ USD và đổi tên thương hiệu thành Theranos. Qua nhiều năm phát triển, không chỉ một lần nhân viên của Theranos thắc mắc về tính chính xác của thiết bị mà họ sản xuất. “Thứ nho nhỏ kia có thể làm được điều đó thật sao?”. Và tất cả những nhân viên có mối nghi ngờ với sản phẩm của chính công ty họ bị sa thải – Đó là điều đương nhiên (nếu như là tôi thì tôi cũng sa thải). Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh rằng thiết bị của Theranos không thể làm thay cho những chiếc máy cồng kềnh, nặnng nề nhưng mang lại kết quả chính xác.

Sau nhiều năm hoạt động, Theranos bị cấm hoạt động trong lĩnh vực phòng thí nghiệm để rồi các nhà đầu tư tức giận rút lại vốn đã đầu tư. Từ đó Theranos vướng phải nhiều vấn đề pháp lý như bị kiện và đối tác hủy bỏ hợp tác. Ngoài ra nữ CEO Holmes còn dính vào pháp luật khi nhận cáo buộc lừa đảo do công nghệ chưa hoàn thiện.

Sau khị cấm hoạt động trong lĩnh vực phòng thí nghiệm 2 năm, Theranos chuyển mối quan tâm đặc biệt của họ hoàn toàn sang Mini Lab – một công nghệ mới của Theranos. Vẫn bỏ ngỏ nhữg bằng chứng xác minh cho sự chính xác của công cụ xét nghiệm nhỏ gọn. Theranos phải đối mặt với sự tức giận của rất nhiều người trên toàn thế giới vì đã sử dụng sản phẩm này chữa bệnh. Theranos chi một số tiền lớn để bổi thường cho những người này và lâm vào trạng thái thiếu hụt tài chính nghiêm trọng.