Thanh Toán Điện Tử

Thanh toán điện tử hiện không còn xa lạ trên thế giới và thậm chí trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Việt. Lý do là bởi hình thức này sở hữu nhiều tiện ích vượt trội cũng như giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng tiền mặt. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu hình thức thanh toán điện tử rồi? Nếu còn phân vân về câu trả lời, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau nhé!

Thanh toán điện tử là gì?

Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến là một mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt đã phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh toán điện tử là việc giao dịch trên môi trường internet, thông qua đó người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển, nạp hay rút tiền,… 

Thông thường, thanh toán điện tử được thực hiện qua các cổng thanh toán trực tuyến (giữ vai trò trung gian thực hiện các giao dịch lưu chuyển tiền tệ trực tuyến, có sự liên kết với các ngân hàng thương mại) hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng.

Lợi ích ưu việt mà thanh toán điện tử đem lại

Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng, gắn liền trong lĩnh vực thương mại điện tử. Khi đi đúng hướng, đúng quỹ đạo thì sẽ không còn chuyện phải sử dụng tiền mặt để thanh toán khi nhận hàng như hiện nay nữa. Vậy thanh toán điện tử mang lại những lợi ích ưu việt nào?

Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp với dòng chảy thị trường

Người tiêu dùng Việt hiện có xu hướng thanh toán điện tử cho hoạt động mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, giao dịch các món hàng xa xỉ, có giá trị cao hay các dịch vụ giải trí, du lịch, trả tiền hóa đơn (điện, nước, viễn thông…). Việc thanh toán chủ yếu được thực hiện qua các thiết bị di động có kết nối mạng.

Đáp ứng xu hướng kinh doanh online ngày càng bùng nổ, thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư. Người mua hàng có thể thực hiện chuyển tiền nhanh chóng ở bất cứ đâu thông qua điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng nữa.

Dễ dàng theo dõi và kiểm soát

Tất cả các khoản tiền đều lưu lại trong lịch sử giao dịch và cho phép bạn tra cứu một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể quản lý tài chính và có những cân đối chi tiêu hợp lý.

Chuyên nghiệp hóa kinh doanh trực tuyến

Hầu hết người tiêu dùng, nhất là các bạn trẻ đều đang sử dụng thanh toán điện tử như internet banking, ví điện tử, mã QR… bởi tính tiện dụng. Do vậy, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh không có hệ thống thanh toán trực tuyến cũng sẽ gặp nhiều bất lợi.

Về lâu về dài, khi đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, việc thanh toán tiền mặt khi mua hàng trực tuyến sẽ không còn nữa. Các sàn thương mại điện tử ngày nay cũng đã đa dạng hóa hình thức thanh toán, giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt

Các rủi ro về thất thoát, thiếu tiền, quên ví rất dễ xảy ra nếu giao dịch bằng tiền mặt, đặc biệt với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị lớn. Còn với thanh toán điện tử, mọi giao dịch đều nhanh chóng, chính xác tới từng con số, minh bạch, rõ ràng và bảo mật.

Những hình thức thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay

Thanh toán bằng thẻ

Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử. Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website mua hàng trực tuyến nếu chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó. Hoặc có thể dùng để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay, các loại thẻ thanh toán được chia làm 2 loại, có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Ví dụ như:

  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Nếu khách hàng sở hữu các loại thẻ như Visa, Mastercard, American Express, JCB đều có thể thanh toán tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
  • Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Loại hình này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng khá phát triển ở nước ngoài. Với cách thanh toán này các chủ thẻ tại Connect24 của ngân hàng Vietcombank hay chủ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á đã có thể thực hiện thanh toán điện tử tại các website đã kết nối với 2 ngân hàng này cũng như cổng thanh toán OnePay.

Thanh toán qua cổng 

Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch tại các website thương mại điện tử. Cổng thanh toán cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữa tài khoản (thẻ, ví điện tử,…) của khách hàng với tài khoản của website bán hàng. Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp thanh toán, nhận tiền trên internet đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hiện cũng có một số ngân hàng triển khai cổng thanh toán. Điển hình như:

  • Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử F@st Mobipay: Đây là dịch vụ nằm trong giải pháp thanh toán của ngân hàng Techcombank. Cho phép khách hàng mở tài khoản và thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng đài 19001590. Để đảm bảo an toàn, bí mật cho khách hàng thì có thể thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống Internet Banking rất tiện lợi.
  • Thanh toán qua cổng thanh toán Đông Á: Từ năm 2007, Ngân hàng Đông Á cũng đã cho phép các chủ thẻ đa năng thanh toán trực tuyến trên “Ngân hàng Đông Á điện tử” bằng Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking.

Thanh toán bằng ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, vé xem phim, thanh toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điện nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử. Người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này. 

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 ví điện tử được cấp phép và theo Ngân hàng nhà nước dự báo đến năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng.

Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh

Qua Mobile Banking

Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu một chiếc điện thoại thông minh. Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với dịch vụ Mobile Banking. Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng.

Qua QR Code

Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code ngày càng được ưa chuộng. Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiện cho người tiêu dùng. Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google Chart hay Google Map, trên bảng hiệu, xe buýt, danh thiếp, tạp chí, website, hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Thậm chí là trên một số siêu ứng dụng như VinID của Tập đoàn Vingroup.

Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Chỉ với một lần quét, sau vài giây, bạn đã thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, taxi, thậm chí là các website thương mại điện tử hay trên bất cứ sản phẩm nào có gắn mã QR mà không cần sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tại các điểm thanh toán.

Quy trình thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử diễn ra như thế nào?

Với một chiếc thẻ thanh toán và một máy tính, thiết bị di động thông minh kết nối Internet, người tiêu dùng có thể hoàn tất việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua website. Dưới đây là các bước cơ bản để mua hàng và thanh toán trực tuyến:

  • Bước 1: Truy cập website của nhà cung cấp và lựa chọn hàng hóa/dịch vụ
  • Bước 2: Sau khi lựa chọn xong, bạn sẽ thực hiện đặt hàng bằng cách điền các thông tin chi tiết theo yêu cầu của nhà cung cấp, bao gồm: Thông tin cá nhân, cách thức và thời gian giao hàng, phương thức thanh toán.
  • Bước 3: Hệ thống website sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để bạn kiểm tra thông tin trên hóa đơn. Bạn xác nhận nếu chính xác để chuyển sang bước thanh toán.
  • Bước 4: Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, bạn có thể hoàn tất việc thanh toán ngay trên website với điều kiện bạn phải sở hữu các loại thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận. Hiện nay, các website thương mại điện tử đều chấp nhận các loại thẻ tín dụng và ghi nợ mang thương hiệu Visa hay MasterCard. Bạn cần điền thông tin thẻ như: Số thẻ, ngày hết hạn, CVV hay thông tin khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Lưu ý: Giao dịch chỉ thành công khi thẻ thanh toán đã được đăng ký chức năng thanh toán trực tuyến, thông tin thẻ chính xác và còn khả năng chi trả.
  • Bước 5: Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào hòm thư của bạn và liên hệ để tiến hành giao hàng.

Nhìn chung, đặc điểm của thanh toán điện tử là có tính độc lập, di động, bảo mật, thao tác dễ sử dụng, giao dịch nhanh gọn, thuận lợi đối soát khi cần. Theo ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chia sẻ trên báo Vnexpress: “Tỷ lệ thanh toán điện tử và di động không ngừng tăng, nhưng thực tế tiền mặt vẫn được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch nhỏ lẻ. Chính phủ rất muốn đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt bởi sẽ thu hẹp được hoạt động kinh tế ngầm, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng tới người dân. Người tiêu dùng nhờ đó sẽ hưởng các tiện ích như tiết kiệm thời gian, chi phí, an toàn. Đơn vị bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cũng giảm thiểu rủi ro cho việc bảo quản, luân chuyển và xử lý tiền mặt”.

Trên đây chỉ là một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay, ngoài ra còn có một số hình thức khác cũng được ứng dụng. Công nghệ ngày càng phát triển thì thanh toán điện tử lại càng được người tiêu dùng coi trọng và đóng vai trò lớn trong hoạt động giao dịch trong nước và quốc tế. Chắc chắn trong thời gian tới, thanh toán điện tử sẽ bùng nổ hơn nữa và đem lại những giá trị tích cực cho cuộc sống.

Giám Đốc Tài Chính CFO

Khái niệm giám đốc tài chính CFO (Chief Finance Officer) ở Việt Nam có thể hơi xa lạ với hầu hết mọi người. Thông thường, tại các công ty nhỏ và vừa thì kế toán sẽ kiêm luôn thủ quỷ và quản lý tiền. Bên cạnh đó thì giám đốc điều hành CEO là người ra quyết định cho dòng tiền trong doanh nghiệp. Có thể nói ở Việt Nam, hầu hết đều không có CFO mà CEO và kế toán sẽ phân chia công việc của vị trí này.

Giám đốc tài chính là gì?

Một giám đốc tài chính (CFO) là giám đốc điều hành cấp cao chịu trách nhiệm quản lý các hành động tài chính của một công ty. Nhiệm vụ của CFO bao gồm theo dõi dòng tiền và lập kế hoạch cũng như phân tích điểm mạnh và điểm yếu tài chính của công ty và đề xuất các hành động khắc phục.

CFO tương tự như thủ quỹ hoặc kiểm soát viên vì họ chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận tài chính và kế toán và đảm bảo rằng các báo cáo tài chính của công ty là chính xác và được hoàn thành kịp thời. Nhiều người trong số họ có chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant)

  • Giám đốc tài chính, hay CFO, của một công ty là người kiểm soát tài chính cấp cao nhất, xử lý mọi thứ liên quan đến dòng tiền và kế hoạch tài chính.
  • Mặc dù vai trò của CFO có thể bổ ích, nhưng có những cân nhắc về mặt pháp lý phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
  • CFO giám sát các vấn đề về thuế cho các công ty của họ.
  • Thông thường, CFO là vị trí cao thứ ba trong một công ty, đóng vai trò quan trọng trong các sáng kiến ​​chiến lược của công ty.

Những gì mà CFO phải làm

CFO báo cáo cho giám đốc điều hành (CEO) nhưng có đầu vào quan trọng trong các khoản đầu tư của công ty, cơ cấu vốn và cách công ty quản lý thu nhập và chi phí. CFO làm việc với các nhà quản lý cấp cao khác và đóng vai trò quan trọng trong thành công chung của công ty, đặc biệt là về lâu dài.

Ví dụ: khi bộ phận tiếp thị muốn khởi chạy một chiến dịch mới, CFO có thể giúp đảm bảo chiến dịch khả thi hoặc cung cấp đầu vào cho số tiền có sẵn cho chiến dịch. 

CFO là người quản lý tài chính cao nhất trong một công ty.

CFO có thể hỗ trợ Giám đốc điều hành dự báo, phân tích lợi ích chi phí và nhận tài trợ cho các sáng kiến ​​khác nhau. Trong ngành tài chính, CFO là vị trí xếp hạng cao nhất và trong các ngành khác, nó thường là vị trí cao thứ ba trong một công ty. Một giám đốc tài chính có thể trở thành một CEO, giám đốc điều hành hoặc chủ tịch của một công ty.

Lợi ích của việc trở thành một CFO

Vai trò CFO đã xuất hiện từ việc tập trung vào việc tuân thủ và kiểm soát chất lượng đến lập kế hoạch kinh doanh và thay đổi quy trình, và họ là đối tác chiến lược của CEO. CFO đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.

Hoa Kỳ là một trung tâm tài chính quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm tăng trưởng việc làm trong ngành tài chính Hoa Kỳ. Các công ty tiếp tục tăng lợi nhuận dẫn đến nhu cầu về CFO. Các cục thống kê lao động dự đoán triển vọng việc làm cho các nhà quản lý tài chính đối với tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2014 và 2024.

Cân nhắc đặc biệt

CFO phải báo cáo thông tin chính xác vì nhiều quyết định dựa trên dữ liệu họ cung cấp. CFO chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của một công ty và tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) được thành lập bởi ủy ban chứng khóan và giao dịch (SEC) và các tổ chức quản lý khác.

Các giám đốc tài chính cũng phải tuân thủ các quy định như Đạo luật Sarbanes-Oxley bao gồm các điều khoản như phòng chống gian lận và tiết lộ thông tin tài chính.

Chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang thuê CFO để giám sát các vấn đề về thuế. Thông thường, CFO là liên lạc giữa người dân địa phương và các quan chức được bầu về kế toán và các vấn đề chi tiêu khác. CFO đặt ra chính sách tài chính và chịu trách nhiệm quản lý các quỹ của chính phủ.

Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Hệ thống tài chính trong doanh nghiệp được ví như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể nuôi tất cả các bộ phận và toàn thể. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả.

Quản lý hệ thống tài chính sao cho có lợi nhuận đều quy về bài toán tài chính giản dị.

Bài Toán: Thu – Chi > 0

Tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng: doanh thu – chi phí, nguồn thu – vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu – chi phí, thu nhập ròng = thực thu – thực chi…

Các khoản chi phân bổ cho các lĩnh vực là (1) nhân lực, công nghệ, tổ chức, quy trình; và (2) khách hàng (và đối tác), tài chính.

Trong khi đó, các khoản thu lại chỉ đến từ khách hàng và lĩnh vực tài chính mà thôi.

Khi tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, ta đừng bỏ sót khoản mục chi hoặc thu nào và mức độ ưu tiên giải quyết để tăng thu, giảm chi đến hết mức nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

Những vấn đề thường gặp trong việc giải bài toán thu chi

  • Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.
  • Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.
  • Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.
  • Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.
  • Công cụ kế toán kết hợp với các nguyên tắc thu chi, kiểm định nội bộ có thể giải quyết được các vấn đề này.

Nguyên Tắc Thu Chi

Nguyên tắc thu chi cần đảm bảo vấn đề:

  • Có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền)
  • Cân đối thu chi
  • Chi đầu tư và ROI (thu lại vốn đầu tư)

“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) làm sao có nguồn thu? Cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhiều khi mù quáng cắt hết khoản đầu tư cho phát triển, chỉ nhằm vào những hoạt động đẻ ra tiền ngay với lý do giảm chi để cắt lỗ. Mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Một nguyên tắc cố thủ khác: “Có thu mới có chi – liệu cơm gắp mắm” với lý do an toàn tài chính nhưng lúc muốn phát triển cũng dẫn đến bài toán cân đối đầu tư như trên.

Kế Hoạch Tài Chính

Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí… và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…) vài năm trước đó để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. Nhưng tình hình thực tế thay đổi rất nhanh nên để có phản ứng linh hoạt hơn ta có thể lập mô hình tài chính.

Mô hình tài chính (financial model) là mô hình cho thấy tình trạng tài chính thực tế của doanh nghiệp. Nó bao gồm quá khứ, hiện tại và dự đoán nhiều năm liên tục cho các bản báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…). Quá trình lập mô hình tài chính như sau:

Báo cáo tài chính của công ty trong quá khứ (doanh nghiệp khởi nghiệp không có).

Các giả định bao gồm ý định của nhà đầu tư, thông tin về thị trường, tình hình cạnh tranh. Ccác báo cáo về ngành kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, mô hình kinh doanh, từ đó đưa ra hết các giả định về thu và chi (giá thành, giá bán…).

  • Lập báo cáo dự đoán “kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
  • Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh. Lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong cùng ngành nghề để so sánh với doanh nghiệp cần định giá, thu thập và điều chỉnh các dữ liệu và chỉ số tài chính trước khi áp dụng định giá bằng phương pháp số nhân.
  • Tổng hợp và liên kết hai phương pháp định giá để ra giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, thể hiện bằng đồ thị định giá.
  • Lập báo cáo dự đoán “kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
  • Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
  • Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh. Lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong cùng ngành nghề để so sánh với doanh nghiệp cần định giá, thu thập và điều chỉnh các dữ liệu và chỉ số tài chính trước khi áp dụng định giá bằng phương pháp số nhân.
  • Tổng hợp và liên kết hai phương pháp định giá để ra giá trị cuối cùng của doanh nghiệp Thể hiện bằng đồ thị định giá.

Phương Tiện Quản Trị Tài Chính

Hiện có nhiều mức quản trị tài chính:

Mức thô sơ: Mục đích là để lập hóa đơn tài chính hoặc báo cáo thuế.
Mức căn bản: Đưa ra tất cả các báo cáo tài chính và quản trị theo yêu cầu kiểm toán đòi hỏi hoặc nhu cầu quản lý căn bản của doanh nghiệp liên quan đến tiền hàng.

Mức nâng cao: Ra được các báo cáo phân tích tài chính và mô hình tài chính trên quy mô tổng hợp nhiều chi nhánh và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động (điện toán đám mây/ di động). Có khả năng xử lý nhanh chóng khối lượng dữ liệu lớn và bảo vệ an toàn dữ liệu gần như tuyệt đối.

Dùng công cụ Excel có thể đáp ứng linh hoạt các mức căn bản và thô sơ nhưng sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn là dùng một phần mềm kế toán hoặc một công cụ chuyên phân tích dữ liệu. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán hiện đại, mạnh mẽ, linh hoạt, có thể tích hợp trong hệ thống ERP và có thể hoạt động trơn tru trên Internet như của Microsoft, Lạc Việt, Workday… Tốt nhất là nên chọn một hệ thống mà mỗi vai trò liên quan có thể xử lý dữ liệu tài chính theo thời gian thực trên thiết bị di động tại bất cứ nơi nào có Internet.