Sự Thoái Trào Của Những Startup Tỷ USD Đình Đám (Phần 1)

Từ đầu năm 2000 đến nay, nhiều Startup được đánh giá tiềm năng cao và được kỳ vọng rất lớn nhận được sự quan tâm của nhiều phương tiện truyền thông. Điều này thể hiện thông qua việc các nhà đầu tư liên tục góp vốn góp phần đội giá trị của doanh nghiệp lên đến hàng tỷ USD. Các dự án Startup này được mọi người ưu ái cho tên gọi: Startup tỷ USD

Những dự án tiềm năng với tham vọng lớn lao

Tất cả các dự án này đều được đánh giá là rất tiềm năng trong bối cảnh thị trường hiện tại của thế giới. Với những pha thuyết phục ngoạn mục và sự đánh giá của người trong giới thì đây cũng là điều dễ hiểu khi đó là căn cứ cho việc các nhà đầu tư liên tục góp vốn cho những dự án này. Không chỉ tiềm năng, các CO-Founder của những dự án này còn vẽ ra những tham vọng to lớn của bản thân về những điều họ tin dự án sẽ làm được trong tương lai. Thâu tóm thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, IPO với giá cao ngất ngưỡng là những trọng điểm của tham vọng này. Lẽ dĩ nhiên, tất cả mọi người đều có một tham vọng về một điều gì đó. Không ít thì nhiều. Và khi họ cảm thấy rủi ro mà họ phải đối mặt tới một giới hạn nào đó thì sẽ sẵn sàng làm mọi thứ để thực hiện.

Jia Yueting từng tuyên bố Apple đã lỗi thời và sẽ vượt mặt Tesla với start up Faraday của mình. Tuy nhiên, vừa qua Faraday đã phải nộp đơn xin phá sản vì lý do tài chính. Một start up đình đám khác hứa hẹn mang lại nhiều tiện ích cho sức khỏe cộng đồng là Theranos cũng sụp đổ vì lý do tính chính xác và trung thực của công nghệ.

We work và ồn ào “họ có thực sự làm việc”.

We work là start up có giá trị vốn hóa cao nhất nước Mỹ với 47 tỷ USD gây sốc với việc thoái trào nghiêm trọng thông qua các báo cáo lỗ chồng lỗ của công ty này. We work bị chính những nhân viên cũ của mình cáo buộc tổ chức những buổi ăn chơi thâu đêm suốt sáng và chưa hề có một ngày làm việc thực sự tại nơi này. Bên cạnh đó còn cáo buộc sự điên khùng của CEO Neuman chi tiêu vô tội vạ và không hề quan tâm đến việc hoạt động kinh doanh của công ty.

We work hoạt động với sản phẩm cốt lõi là cho thuê phòng làm việc dài hạn cho các công ty. Cho thuê ngắn hạn phòng làm việc cho các dự án start up khởi nghiệp. Cũng như Uber, We Work được xem như là con cưng của CEO Soft Bank Son Masayoshi với lời hứa đầu tư hơn 10 tỷ USD cho Start up này. Hiện tại, dù We Work đang trên bờ vực sụp đổ nhưng ông Son vẫn quyết định rót vốn thêm cho We Work để tiếp tục duy trì hoạt động và vực dậy sau nhiều bê bối tài chính và thay đổi CEO.

Theranos phá sản và nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới hoàn trắng tay

Elizabeth Holmes trở thành trắng tay khi toàn bộ tài sản của cô bị phong tỏa để giải quyết nợ nần cho Theranos. Được thành lập ban đầu với tên Real-time Cures chỉ vài thành viên trong ban điều hành. Sản phẩm là máy xét nghiệm mini chỉ cần một vài giọt máu của người bệnh. Real-time Cures thành công huy động được hàng tỷ USD và đổi tên thương hiệu thành Theranos. Qua nhiều năm phát triển, không chỉ một lần nhân viên của Theranos thắc mắc về tính chính xác của thiết bị mà họ sản xuất. “Thứ nho nhỏ kia có thể làm được điều đó thật sao?”. Và tất cả những nhân viên có mối nghi ngờ với sản phẩm của chính công ty họ bị sa thải – Đó là điều đương nhiên (nếu như là tôi thì tôi cũng sa thải). Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh rằng thiết bị của Theranos không thể làm thay cho những chiếc máy cồng kềnh, nặnng nề nhưng mang lại kết quả chính xác.

Sau nhiều năm hoạt động, Theranos bị cấm hoạt động trong lĩnh vực phòng thí nghiệm để rồi các nhà đầu tư tức giận rút lại vốn đã đầu tư. Từ đó Theranos vướng phải nhiều vấn đề pháp lý như bị kiện và đối tác hủy bỏ hợp tác. Ngoài ra nữ CEO Holmes còn dính vào pháp luật khi nhận cáo buộc lừa đảo do công nghệ chưa hoàn thiện.

Sau khị cấm hoạt động trong lĩnh vực phòng thí nghiệm 2 năm, Theranos chuyển mối quan tâm đặc biệt của họ hoàn toàn sang Mini Lab – một công nghệ mới của Theranos. Vẫn bỏ ngỏ nhữg bằng chứng xác minh cho sự chính xác của công cụ xét nghiệm nhỏ gọn. Theranos phải đối mặt với sự tức giận của rất nhiều người trên toàn thế giới vì đã sử dụng sản phẩm này chữa bệnh. Theranos chi một số tiền lớn để bổi thường cho những người này và lâm vào trạng thái thiếu hụt tài chính nghiêm trọng.

Thông Tư Hướng Dẫn Thi Hành Nghị Định 119/2018/NĐ-CP

Đẩy mạnh quá trình sử dụng hóa đơn điện tử trên cả nước, Tổng cục Thuế đang khẩn trương xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử.

Ưu điểm vượt trội

Nhằm đẩy mạnh thực hiện hóa đơn điện tử, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng và phổ biến rộng rãi hóa đơn điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử trên phạm vi toàn quốc.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, với việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn; rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn; tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn…

Việc ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử góp phần khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy truyền thống. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục quản lý, sử dụng hóa đơn, hướng tới hoạt động quản lý hóa đơn thống nhất, dễ thực hiện.

Ông Phụng cho biết, để công tác triển khai hóa đơn điện tử được thuận lợi, ngay từ công tác lựa chọn doanh nghiệp tham gia triển khai thí điểm đã được Tổng cục Thuế triển khai nhằm đảm bảo đa dạng về loại hình, ngành nghề trên cơ sở tự nguyện của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Khi sử dụng loại hình hóa đơn này, doanh nghiệp chỉ cần thông báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn điện tử và được sử dụng ngay sau khi thông báo được chấp nhận.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, với việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn; rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn; tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn…

“Tôi khẳng định hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng so với sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in vì phần mềm tạo hóa đơn tự động kết chuyển số liệu vào tờ khai thuế giá trị gia tăng.” – ông Phụng cho dẫn chứng.

Áp dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Nguồn: internet

Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hóa đơn, phục vụ kịp thời công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế. Đồng thời, giúp cơ quan hải quan tại các cửa khẩu, sân bay nhanh chóng có thông tin để thực hiện hoàn thuế, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển…

Sẽ sớm có hướng dẫn chi tiết

Bên cạnh những thuận lợi mang lại, việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử còn gặp một số khó khăn như: Tâm lý chờ đợi đến thời hạn bắt buộc triển khai của doanh nghiệp; Nhiều doanh nghiệp còn quan ngại về vấn đề an toàn, bảo mật của hóa đơn điện tử; Điều kiện máy móc, thiết bị, nhân lực của doanh nghiêp chưa sẵn sàng; Khó khăn từ thói quen sử dụng hóa đơn giấy khó thay đổi của người dân…

Để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, “phủ sóng” hóa đơn điện tử trên cả nước, ông Nguyễn Văn Phụng cho biết, tổ soạn thảo sẽ kiến nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về hóa đơn điện tử trong thời gian sớm nhất để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Được biết, hiện nay, Tổng cục Thuế đang trong quá trình xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Cơ quan này cũng đang xây dựng Cổng thông tin điện tử để tiếp nhận thông tin về hóa đơn từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh những nỗ lực của cơ quan quản lý, các chuyên gia đều cho rằng, bản thân mỗi doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận hóa đơn điện tử càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp sớm chuẩn hóa được các quy trình, nghiệp vụ kế toán cho phù hợp, tránh vướng mắc khi Nhà nước chính thức bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Trong đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống máy móc và trang thiết bị đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn điện tử. Ngoài ra, cần có hệ thống nhân lực với trình độ cao để có thể sử dụng thành thạo hóa đơn điện tử…

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, với việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn; rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn; tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn…

Những Công Việc Kế Toán Của Một Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm

công việc kế toán của một doanh nghiệp mới thành lập cần làm

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần phải thực hiện những công việc gì khiến nhiều người băn khoăn và thắc mắc. Dưới đây là 8 công việc kế toán doanh nghiệp mới thành lập cần làm để hoàn thiện sổ sách, chứng từ…theo quy định của pháp luật.

Mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số

Khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử) và mua chữ ký số (token), để khai thuế qua mạng.

Khai thuế giá trị gia tăng

Kỳ kê khai thuế GTGT

Căn cứ: Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014

– Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp Tờ khai thuế GTGT theo kỳ kê khai quý ứng với tháng doanh nghiệp được thành lập.

Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập vào tháng 8/2019 sẽ nộp tờ khai thuế GTGT từ quý 3/2019.

Phương pháp kê khai thuế GTGT

Những doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai theo phương pháp trực tiếp. Muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì phải đăng ký

  • Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Gửi Tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến Cơ quan Thuế tại kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp được thành lập
  • Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Gửi Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến Cơ quan Thuế tại kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp được thành lập.

Khai và nộp lệ phí môn bài

Thời hạn khai, nộp lệ phí môn bài

Căn cứ: Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC

Mức nộp lệ phí môn bài

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng đầu năm: Nộp lệ phí môn bài cả năm
  • Doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ 01/7 trở đi): Nộp 50%.

Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Kỳ kê khai thuế thu nhập cá nhân: Theo tháng hoặc theo quý

  • Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì khai thuế thu nhập cá nhân cũng theo quý
  • Trong quý phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thì phải khai thuế thu nhập cá nhân
  • Trong quý không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của bất kỳ nhân viên nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Hàng quý, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
  • Thời hạn nộp: Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Lưu ý: Hiện nay, không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Lựa chọn chế độ kế toán cho doanh nghiệp

  • Lựa chọn chế độ kế toán có ý nghĩa quan trọng, chế độ kế toán phù hợp thì khi hạch toán bảo đảm sự chính xác. Hiện nay có các chế độ kế toán sau:
  • Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
  • Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ)
  • Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC: Áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Lưu ý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014 để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Lưu ý: Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Như vậy, doanh nghiệp cần xác định quy mô doanh nghiệp mới thành lập để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp.

Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ

Căn cứ: Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (gọi tắt là TSCĐ):

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.


+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.


+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

  • Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
  • Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình.

Lựa chọn hóa đơn

Căn cứ: Khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

Hóa đơn GTGT

Nếu doanh nghiệp khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sử dụng hóa đơn GTGT trong các hoạt động:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Hóa đơn bán hàng

  • Nếu doanh nghiệp khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu thì sử dụng hóa đơn bán hàng
  • Doanh nghiệp lên Chi cục Thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục mua hóa đơn

Lưu ý: Sau khi làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn (với hóa đơn GTGT) hoặc mua hóa đơn bán hàng của Chi cục Thuế thì doanh nghiệp phải làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Báo cáo sử dụng lao động, BHXH và kinh phí công đoàn

Báo cáo sử dụng lao động

  • Doanh nghiệp khai việc sử dụng lao động khi mới thành lập và báo cáo tình hình sử dụng lao động cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
  • Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương để nộp cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn

  • Khi ký hợp đồng với nhân viên, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên.
  • Sau khi làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì liên hệ với Liên đoàn lao động cấp huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp để nộp kinh phí công đoàn.

Ngoài ra, tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ khác như xây dựng bảng định mức nguyên vật liệu, phương pháp hàng tồn kho…

Quản Trị Tài Nguyên Trong Doanh Nghiệp Với Phần Mềm ERP

1. Thế nào là quản trị tài chính doanh nghiệp?

Quản trị tài chính doanh nghiệp (tiếng Anh là Financial Management) trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.

Quản trị tài chính doanh nghiệp gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính (mà cụ thể là bảng cân đối kế toán ở trong nó).
Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Quản lý tài chính hiệu quả giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả

2. Các yếu tố trong quản trị tài chính doanh nghiệp

+ Quyết định đầu tư
Bao gồm đầu tư vào tài sản cố định hay còn gọi là ngân sách vốn. Đầu tư vào tài sản hiện tại cũng là một phần của quyết định đầu tư được gọi là quyết định vốn lưu động.
+ Quyết định tài chính
Các quyết định này liên quan đến việc huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác nhau, sẽ phụ thuộc vào quyết định về loại nguồn vốn, chi phí tài chính và lợi tức lúc đó.
+ Quyết định cổ tức
Người làm công tác quản lý tài chính phải đưa ra quyết định liên quan đến phân phối lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận ròng được chia thành 2 loại:
– Cổ tức cho cổ đông
– Lợi nhuận giữ lại

3. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Việc quản trị tài chính thường có liên quan đến việc mua sắm, phân bổ và kiểm soát các nguồn tài chính. Các mục tiêu của việc quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên và đầy đủ đảm bảo hoạt động kinh doanh
+ Đảm bảo lợi nhuận đầy đủ cho các cổ đông sẽ phụ thuộc vào khả năng thu nhập, giá thị trường của cổ phiếu, kỳ vọng của cổ đông.
+ Đảm bảo sử dụng quỹ tối ưu, sử dụng tiền với hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu.
+ Đảm bảo an toàn về đầu tư, có nghĩa là các quỹ cần phải được đầu tư vào các dự án an toàn để có thể đạt được tỷ lệ lợi nhuận đầy đủ.
+ Cần có sự quy hoạch để đảm bảo sự cân bằng giữa chủ đầu tư và vốn chủ sở hữu.

4. Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp

+ Ước tính các yêu cầu về vốn

Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.

+ Xác định thành phần vốn

Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.

+ Lựa chọn nguồn vốn

Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như:
– Phát hành cổ phiếu và trái phiếu
– Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính
– Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu
– Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và thời gian tài trợ.

+ Đầu tư của các quỹ

Người quản trị phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.

+ Quản lý tiền mặt

Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu…

+ Kiểm soát tài chính

Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…

5. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một vài nguyên tắc dưới đây:

+ Trade-off: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao

Việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận.

+ Tác động của thuế

Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.

+ Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính

Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh song đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh nghiệp.

6. Phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

+ Thứ nhất: Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Để làm được điều này, các bạn cần phải dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, sau đó tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu và tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn thấy tình hình thực tế và cơ hội kinh doanh mới để nắm bắt và có phương pháp đầu tư hiệu quả.

+ Thứ hai: Các nhà quản trị doanh nghiệp phải chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Bởi cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát triển các hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào để đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.

+ Thứ ba: Các nhà quản trị doanh nghiệp phải tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

+ Thứ tư: Phải đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.

7. Phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên phần mềm này hầu như tách rời với các phần mềm của các bộ phận khác và không thống nhất thành một hệ thống. Hơn nữa, những người không nắm bắt và không thông thạo về các nghiệp vụ kế toán hầu như đều không sử dụng được. Do đó, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng và quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung.

Để khắc phục tình trạng này, biến hệ thống quản trị doanh nghiệp thành một tổng thể thống nhất, dễ sử dụng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tin tưởng sử dụng giải pháp quản trị tài chính doanh nghiệp của ERPViet. Giải pháp này không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản trị tài chính doanh nghiệp mà còn là một bộ phận cấu thành nằm trong tổng thể phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, các thông tin được liên kết với nhau chặt chẽ.

Có nhiều hệ thống ERP đã và đang được các doanh nghiệp áp dụng khá thành công. Khi đưa mô hình sử dụng hệ thống ERP vào việc quản lý doanh nghiệp. Đôi khi các doanh nghiệp chỉ sử dụng những phân hệ cụ thể để quản lý một phần hoạt động của doanh nghiệp thông qua môt phần của hệ thông ERP hay các công cụ có sẵn được phần mềm trang bị.

Để công việc quản lý doanh nghiệp không bị trì trệ và gặp phải những rắc rối nhỏ nhặt như phần mềm không tương thích, không truyền được thông tin từ các phân hệ này sang phân hệ khác. Các doanh nghiệp nên sử dụng một hệ thống phần mềm trang bị đến từ cùng một đơn vị cung cấp. Như vậy sẽ giảm được tình trạng không tương thích giữa các phân hệ với nhau.

Reddoor Kỷ Niệm Một Năm Thành Lập Ở Việt Nam

CEO Amit Saberwal ví RedDoorz giống Uber của ngành khách sạn, giúp các khách sạn tầm trung tối ưu hóa hoạt động, tìm kiếm khách hàng và gây dựng thương hiệu. Ngược lại, các khách sạn sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng do phía RedDoorz đặt ra.

Ngày 25/9, RedDoorz, nền tảng quản lý và đặt phòng khách sạn lớn nhất và phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu một năm có mặt tại thị trường Việt Nam.

Ông Amit Saberwal, CEO, nhà sáng lập RedDoorz chia sẻ: “Chúng tôi là một tay chơi trong thị trường khách sạn bình dân. Chúng tôi giống như Uber của các bất động sản nhỏ lẻ, cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách hàng, tạo dựng thương hiệu và chăm sóc khách hàng cho các bất động sản này. Ngược lại các bất động sản phải tuân theo mức dịch vụ tiêu chuẩn mà chúng tôi đặt ra”.

Về cơ bản, RedDoorz là một mô hình nhượng quyền khách sạn hướng tới các bất động sản tầm trung khoảng 2, 3 sao. Khi gia nhập hệ thống, các khách sạn vẫn giữ nguyên tên cũ của mình, nhưng sẽ gắn thêm thương hiệu RedDoorz phía trước, đồng thời chịu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng từ doanh nghiệp này.

Một khi chủ bất động sản đã đặt bút ký hợp đồng với RedDoorz, ngay sau đó hình ảnh đại diện, tên thương hiệu, thậm chí đồ dùng vệ sinh cá nhân và cục phát Wi-Fi trang bị trong nơi cho thuê của họ sẽ đều có logo RedDoorz. Đổi lại, trải nghiệm khách hàng đồng nhất cùng mức giá phải chăng sẽ giúp khách sạn thu hút và giữ chân khách hàng.

“RedDoorz hứa hẹn với khách hàng rằng họ sẽ có phòng ốc và nhà tắm sạch sẽ, tấm trải giường làm từ linen không chút vết bẩn, Wi-Fi miễn phí và tất cả đều được chúng tôi đảm bảo có chất lượng tốt. Với giá chỉ 20-30 USD/đêm, khách hàng đã được tận hưởng tiêu chuẩn khách sạn 4 sao. Đây là một mức giá rất tốt so với chất lượng”, ông Amit Saberwal nhấn mạnh.

CEO RedDoorz chia sẻ tại lễ kỷ niệm 1 năm ngày RedDoorz gia nhập thị trường Việt Nam.

Chỉ sau một năm hoạt động tại Việt Nam, RedDoorz đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới với hơn 125 khách sạn tại 5 thành phố trên cả nước, bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đà Lạt. Thương hiệu hướng tới mục tiêu 200 khách sạn tại 6 thành phố vào cuối năm nay.

CEO RedDoorz cũng tiết lộ họ đang có kế hoạch xây dựng trung tâm công nghệ thứ 2 tại TP. HCM, sau trung tâm đầu tiên tại Singapore nhằm tạo đòn bẩy hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng và chinh phục thị trường trong khu vực. Trung tâm công nghệ này sẽ sẽ góp phần xúc tiến việc phát triển, triển khai và cập nhật nhanh chóng các phần mềm và giải pháp công nghệ độc quyền của RedDoorz.

Cũng tại lễ kỷ niệm 1 năm ngày gia nhập thị trường Việt Nam, RedDoorz đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các câu lạc bộ lữ hành tại Hà Nội như Câu lạc bộ du lịch Thủ đô, Chi hội Du lịch cộng đồng Việt Nam. RedDoorz cam kết rằng, ngoài việc khai thác tốt thị trường khách nội địa, công ty cũng sẽ giúp các đối tác của mình tại Việt Nam đón và khai thác lượng lớn khách quốc tế tại các thị trường mà RedDoorz đang hoạt động.

Thành lập năm 2015 ở Singapore, đến nay sau 4 năm phát triển, RedDoorz đã gây dựng được mạng lưới hơn 1.400 khách sạn ở 100 thành phố của 4 quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Đây cũng là thương hiệu khách sạn đầu tiên đạt 500.000 phòng lưu trú qua đêm vào tháng 7/2019.

Được biết Thái Lan là quốc gia tiếp theo mà RedDoorz nhắm tới trong quá trình mở rộng hoạt động.